Ý nghĩa ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát
Quán Thế Âm (Avalokitesvara) là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp chúng sinh. Theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài.
Để hiểu rõ ý nghĩa của các ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát, trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Bồ tát Quán Âm là ai, các hình tướng của Bồ tát Quán Thế Âm và tại sao có 3 ngày vía …
Bồ Tát Quán Âm là ai?
Bồ tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) chỉ xuất hiện và xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài được xem là vị Đại bi (trong kinh Pháp hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí (trong Bát-nhã Tâm kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.
Các kinh điển trên đều nói đến Bồ tát Quán Thế Âm với hình tướng nam tính, nam giới chứ không phải nữ giới. Bồ tát tượng trưng cho từ bi và trí tuệ. Ngài nghe hết tiếng kêu khổ, tiếng niệm danh hiệu ngài, tiếng cầu xin ngài để được như ý muốn, được cứu độ khỏi khổ đau, tai nạn…
Bồ-tát Quán Thế Âm được quan niệm là hình ảnh phụ nữ, là mẹ, là Phật… có lẽ dính dáng đến nguyên lý Mẹ mà rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… theo đó đều có các thánh nữ. Đặc biệt, trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng có thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Truyền thuyết cho rằng vị Tara được sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm; rằng trong kiếp xa xưa, mẹ Tara đã là một vị công chúa quyết tâm tu, quyết giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật. Xin nói thêm, thánh nữ Tara còn được hiểu là hàng chục vị, có thể đến hơn một trăm vị, được phân biệt theo màu sắc của các tranh tượng. Tara màu xanh (Lục độ Tara) là vị tiêu biểu nhất.
Các hiện thân của Bồ tát Quán Âm tại Việt Nam
Theo kinh Phẩm Phổ Môn, nếu có ai kêu cứu, và để cần hiện ra thân gì để cứu độ thì Quan Âm hiện ra thân đó như: thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ...” (phẩm Phổ môn).
Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm.
Kinh cho ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi; các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.
Những hóa thân của ngài gồm 33 hay 35 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Lòng Đại từ bi ấy có thể xem như lòng mẹ đối với con cái, lại phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo có một vị nữ được ví như là Mẹ của tất cả: Đức mẹ Kali, Đức mẹ Maria, Đức Mẫu… Do đó, mặc dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Tỳ sa môn Thiên vương… Tiểu vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ kheo... nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.
Như vậy, các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa.
Vì sao có 3 ngày vía Bồ Tát Quán Âm?
Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 đều theo âm lịch.
Nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán thế Âm thế thôi!
Thực ra trong Thiền môn nhật tụng cổ xưa đã ghi rõ:
Ngày 19/02 là vía Quán thế Âm Đản Sanh.
Ngày 19/06 là vía Quán thế Âm Thành Đạo.
Ngày 19/09 là vía Quán thế Âm Xuất Gia.
Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho quý độc giả niềm tin chân chính và thành khẩn, luôn luôn tưởng niệm đến danh hiệu Quán thế Âm Bồ tát để được giao cảm hằng thường với Bồ tát, dù tai họa đến đâu Hữu Cầu Tắc Ứng.
Hãy chánh tín, lời nói của Chư Phật không bao giờ hư dối.
Nguồn: phatgiao.org.vn
TIN TỨC NỔI BẬT
Hỗ trợ xây dựng Nhà vệ sinh cho Trường từ thiện Kiều Đàm Di tại Vaishaly-Ấn Độ
Thi đua mừng Lễ Phật đản 2023 và Khóa tu an lạc của các bé Trường Kiều Đàm Di, bang Bihar, Ấn Độ.
NHÀ SƯ - TÊN TRỘM VÀ LÒNG BAO DUNG
Tết Trung thu tại bang Bihar, Ấn Độ...
Thương về Ấn Độ 2020-2021-2022
Tổ chức trao 900 phần quà hỗ trợ người dân tại Vaishali, Bihar, Ấn Độ...
Ý nghĩa ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát
Hoạt động của Trường Kiều Đàm Di tại bang Bihar - Ấn Độ
Tập thể giáo viên Trường KĐD chia sẻ thực phẩm đến người dân vùng lũ ...
Thông báo về việc ủng hộ sách, vở, đồng phục cho các em học sinh Trường từ thiện Kiều Đàm Di tại Ấn Độ